Bài tuyên truyền phòng, chống bệnh tay chân miệng

Thứ tư - 22/05/2024 09:30
tay chân miệng
tay chân miệng
1. Bệnh tay chân miệng là gì?
– Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do vi rút EV71 gây ra, bệnh thường xảy ra vào mùa hè tháng 3 - 5, có thể gây thành dịch. Bệch chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu.
– Là bệnh nguy hiểm vì có các biến chứng viêm màng não viêm cơ tim, phù phổi cấp, có thể tử vong.
anh
2. Những ai có thể mắc bệnh?
– Mọi người đều có thể mắc bệnh, nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là từ 1-3 tuổi, lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và mầm non. Bệnh lây mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh.
3. Đường lây truyền.
– Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, khi ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm vi rút gây bệnh.
– Lây qua tiếp xúc với dịch tiết mũi họng, dịch phỏng nước bị vỡ và phân của trê bị bệnh.
– Lây trực tiếp khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh hoặc gián tiếp qua các đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà, quần áo, đồ dùng học tập bị nhiễm vi rút.
anh2
4. Biểu hiện của bệnh
– Thời gian ủ bệnh từ 3 -7 ngày.
– Bệnh biểu hiện lúc đầu sốt nhẹ 380 C, mệt mỏi, đau họng biếng ăn và tiêu chảy, sau đó nổi các phỏng nước ở tay, chân, miệng.
– Phỏng nước thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông, phỏng nước tồn tại vài ngày, sau đó để lại vết thâm trên da.
– Phong nước cũng xuất hiện trong miệng thường gặp ở lợi lưỡi và mặt trogn của má, ban đầu là chấm đỏ sau thành phỏng nước và vỡ ra thành vết loét làm trẻ đau miệng kém ăn, bỏ bú.
5. Cách phòng bệnh:
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh tay - chân - miệng mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
- Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay nhiều lần nhất là khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
- Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
- Cho trẻ ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát.
- Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
5. Làm gì khi trẻ bị bệnh tay chân miêng
– Phát hiện sớm những dấu hiệu đầu tiên của bệnh để cách ly, theo dõi và báo cho cơ sở y tế để xử trí kịp thời. Khi trẻ sốt: dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không làm vỡ các nốt phỏng nước để tránh nhiễm trùng và làm lây lan bệnh.
– Không cho trẻ đến lớp học để tránh lây lan sang trẻ khác, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm dế tiêu.
– Đưa trẻ đến bệnh viện khi có các dấu hiệu sau:
+ Trẻ sốt cao> 39 0C, thở nhanh, bỏ ăn, bó bú, nôn nhiều.
+ Trẻ li bì, ngủ nhiều hoặc quấy khóc, hốt hoảng hoặc co giật.
+ Trẻ tím tái, vã mồ hôi lạnh.
taychanmieng 1652159280998762637000
 

Tác giả: Trần Thị Huệ - Y tế học đường

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây