Bài tuyên truyền phòng bệnh đau mắt đỏ

Thứ tư - 23/10/2024 15:10
    Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia. Bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch từ mắt của người bệnh. 
 
mắt đỏ 4
        1. Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ:
        Thường là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc do dị vật ... Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh.
        2. Đường lây bệnh
        Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:
        - Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều mầm bệnh;
        - Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật và đồ dùng cá nhân của người bệnh;
        - Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi;
        - Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng;
       - Những nơi có mật độ người đông rất dễ lây bệnh
       2. Triệu chứng đau mắt đỏ
       - Đỏ một hoặc cả hai mắt;
       - Ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt;
       - Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt;
       - Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai

       - Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em).
đau mắt đỏ 3
        3. Phòng bệnh đau mắt đỏ 
       Vệ sinh cá nhân tốt là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan bệnh Đau mắt đỏ. Khi bị Đau mắt đỏ hoặc nghi ngờ bị Đau mắt đỏ NB cần thực hiện các bước sau:
        - Không dụi mắt bằng tay;
        - Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, điều này rất quan trọng;
        - Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối;
        - Không giặt chung quần áo, ga giường, khăn tắm với đồ dùng cá nhân của người khác;
        - Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa;
        - Rửa tay sau khi tra thuốc mắt;
        - Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn;
       - Tránh tập trung đông người khi đang có dịch bệnh Đau mắt đỏ.
        Bệnh Đau mắt đỏ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có những thể bệnh nguy hiểm cần điều trị gấp, nhưng cũng có thể bệnh nhẹ chỉ thoáng qua mà không cần điều trị. Quan trọng là chúng ta phải biết cách nhận biết những dấu hiệu để chẩn đoán đúng nguyên nhân, điều trị thích hợp và phòng bệnh tốt nhằm tránh những tổn hại về sau.
mắt đỏ 5
 

Tác giả: Trần Thị Huệ - Y tế học đường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây