Bài tuyên truyền cách phòng, chống bệnh Sởi

Thứ tư - 27/03/2024 14:33
1. Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh sởi do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và các phát ban đặc hiệu. Có nhiều biến chứng nặng nề.
2. Bệnh lây lan như thế nào?
Bệnh lây truyền một cách dễ dàng từ người bệnh sang người lành qua những giọt nước bọt nhỏ li ti khi ho, hắt hơi. Những giọt nước bọt, nước mũi chứa rất nhiều vi rut Rubella. Sự lây truyền có thể do tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng khăn mặt dùng chung, đồ chơi, ly nước uống chung… sự lây truyền có thể xảy ra 1 tuần trước khi phát ban và kéo dài đến 4 ngày sau khi hết ban.
Mọi người chưa bị mắc bệnh bao giờ hoặc chưa được têm chủng vắc xin phòng bệnh sởi rubella đầy đủ đều có thể bị mắc, sởi, rubella
3.Triệu chứng của bệnh sởi:
Thời kỳ ủ bệnh: 5 - 15 ngày (thời kì dễ lây truyền nhất)
Thời kỳ khởi phát:
 - Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt 38,5oC - 40oC, ho khan, chảy mũi, nhức đầu, mệt mỏi …
- Hội chứng xuất tiết niêm mạc:
+ Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
+ Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm.
+ Tiêu hoá: Nôn, chớ, đi ngoài phân lỏng.
- Có hạt nội ban: Trên nền niêm mạc má đỏ hồng nổi lên những chấm trắng, nhỏ, đường kính khoảng 1mm.
Thời kì toàn phát:
- Sốt cao 39oC - 40oC, có thể mê sảng co giật, trẻ ho nhiều, viêm nhiễm và xuất tiết đường hô hấp, chảy nước mắt, có nhiều dử mắt.
- Phát ban với đặc điểm:
+ Là ban rát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn hạt hình bầu dục, to bàng hạt đậu, hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như sờ vào tấm vải nhung, giữa các ban sởi có khoảng da lành.
+ Thứ tự mọc ban:
Ngày thứ nhất: Ban sởi mọc sau tai lan ra mặt.
Ngày thứ hai: Lan xuống ngực, tay.
Ngày thứ ba: Lan đến lưng, chân.
Ban mọc ở bên trong (gọi là nội ban) ở đường tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa, đi lỏng ở phế quản gây viêm phế quản, ho.
- Đến ngày thứ 6 ban bắt đầu bay theo trình tự như khi ban mọ.
 Thời kỳ lui bệnh: Thường vào ngày thứ 6 ban bắt đầu bay, lặn theo trình tự đã mọc để lại trên da những vết thâm vằn như da hổ da báo. Khi ban lặn các dấu hiệu lâm sàng khác giảm dần.
4. Biến chứng:
Đường hô hấp: Viêm thanh quản, viêm phế quản, phế quản phế viêm.
Thần kinh: Viêm não, màng não, tủy cấp, viêm màng não, viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa.
 Đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng, cam tẩu mã, viêm ruột.
Tai mũi họng: viêm mũi họng bội nhiếm viêm tai. Rất nguy hiểm nếu phụ nữ có thai mắc bệnh sẽ có khả năng gây ra dị tật bẩm sinh là rất cao.
5. Biện pháp phòng bệnh:
- Hãy đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin sởi tại trạm y tế đúng lịch:  
+ Mũi 1: khi trẻ trong 9 tháng đến 12 tháng tuổi.
+ Mũi 2: Khi trẻ được 18 tháng tuổi.
sởi 2

- Người lớn chưa bị mắc bệnh sởi, rubella hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ cần chủ động đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi rubella.
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh đường mũi họng, mắt cho trẻ, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi thấy tay bẩn và khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh. Che miệng khi ho, hắt hơi. Cách ly người bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng: Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan;
- Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào.
- Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, cốc, chén, bát, đũa)… đồ chơi hoặc đồ vặt dễ bị ô nhiễm.
- Lau sàn nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, lan can, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Hạn chế tập chung đông người.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin.
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban).
 

Tác giả: Trần Thị Huệ - Y tế học đường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây