Khả năng giao tiếp là khả năng thực hiện việc chuyển tải thông tin từ người này sang người khác với các công cụ như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ cơ thể. Với trẻ mầm non, khả năng giao tiếp bao gồm việc thể hiện bản thân và tiếp nhận thông điệp từ người khác. Giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà có ý nghĩa trong việc kích thích não bộ, phát triển trí tuệ cho trẻ, khiến trẻ dễ dàng hòa nhập xã hội hơn.
Sự phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ thể hiện ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Giai đoạn 3-4 tuổi: đây là giai đoạn hình thành hành vi bắt chước trong giao tiếp của trẻ. Bé sẽ quan sát và muốn làm theo các hành động của cha mẹ, thầy cô giáo và bạn bè. Vậy nên hãy cho trẻ thấy những cư xử tích cực. Giai đoạn 4-5 tuổi: Bé biết tương tác với những người xung quanh bằng cách thể hiện mong muốn và suy nghĩ của bản thân. Trong giai đoạn này cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ giao tiếp. Giai đoạn 5-6 tuổi: bé biết sử dụng các câu phức tạp, nhạy cảm với ngôn từ và ghi nhớ nhiều hơn các câu có cú pháp rõ ràng. Đây là lúc uốn nắn các câu và ngữ pháp cho trẻ. Công cụ chính của giao tiếp là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể. Ngôn ngữ nói được củng cố thông qua việc trò chuyện, kể chuyện, đọc sách, hoạt động giao tiếp bằng lời nói,… Ngôn ngữ hình thể được phát triển khi bé cảm nhận được về bản thân, điều khiển được hành vi của bản thân. Bé có ngôn ngữ hình thể tốt khi bé hiểu được sợi dây liên kết giữa ngôn ngữ và biểu đạt của chân tay, mắt mũi, cơ thể,… Ở tuổi mầm non phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ quan trọng. Tuy vậy, không nên xem nhiệm vụ trọng tâm của phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ chỉ ở phát triển ngôn ngữ. Mô hình Reggio Emilia ở Ý, được xem là một trong những mô hình giáo dục mầm non chất lượng nhất hiện nay, luôn nhấn mạnh rằng trẻ có hàng trăm ngôn ngữ khác nhau (viết, vẽ, múa, âm nhạc, ngôn ngữ cơ thể, đóng kịch…) để biểu cảm và thể hiện suy nghĩ của mình Nhiệm vụ khích lệ mong muốn giao tiếp, chia sẻ ý tưởng và tình cảm, phát triển khả năng nhận biết cảm xúc của người khác, hiểu biểu cảm và tự thể hiện mình của trẻ (self-expression), khả năng thiết lập các mối quan hệ xã hội cũng chưa được quan tâm ở mức cao như nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang gặp sự mất cân đối trong hình thức tổ chức các hoạt động phát triển giao tiếp cho trẻ: các nội dung này (mà trọng tâm là phát triển ngôn ngữ nói và làm quen với chữ viết) vẫn được thực hiện chủ yếu thông qua các giờ học thay vì mọi lúc, mọi nơi.
Ở nhiều nền giáo dục mầm non trên thế giới, dạy trẻ khả năng giao tiếp là sự kết hợp của ba lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ, hình thành tiền đề cho hoạt động đọc, viết và phát triển các loại hình nghệ thuật (tạo hình, âm nhạc và múa…) ; khả năng giao tiếp cũng cần được hiểu là bao gồm cả khía cạnh động cơ (mong muốn) và khía cạnh kỹ năng (khả năng) kết nối với người lớn và bạn bè để trao đổi ý tưởng, I.Một số giải pháp phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ mầm non
1. Phát triển kỹ năng giao tiếp nơi trẻ mầm non
Vì vậy, trong chương trình giáo dục MG, thì các trò chơi chung và những hoạt động như đóng kịch ( theo các câu chuyện kể ) và chơi các trò chơi sắm vai chính là để tập cho trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội.
Trong phạm vi gia đình thì chúng ta nênthường xuyên dẫn trẻ đi chơi ngoài công viên, tạo điều kiện cho trẻ mời bạn bè về nhà cùng chơi với nhau dưới sự sắp xếp và gợi ý của bố mẹ là những biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp với bạn bè của các em. Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác, chính chúng ta nên chơi với trẻ và tập cho các bé những cách chơi mang tính lần lượt, thay phiên nhau : Mẹ vẽ một vòng, bé vẽ một vòng – mẹ xếp một khối gỗ, bé xếp một khối khác lên… hay chơi những trò chơi buôn bán, mẹ là người mua hàng, bé là người bán hàng … Khi trẻ đã quen những trò chơi cùng nhau như thế, thì khi đến lớp sẽ dễ dàng tham gia các hoạt động cùng với các bạn hơn. 2. Giúp trẻ những ứng xử thích hợp: Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát linh động nhưng cũng có những trẻ chậm chạp, thụ động hoặc quá nóng nảy, hiếu động… Vì thế, chúng ta cần phải biết rõ tính cách của con em mình để có thể cho các chơi với những người bạn thích hợp với cá tính hầu tránh xẩy ra những va chạm về tính cách. Nhưng trong các trường hợp nếu có xảy ra các va chạm thì chúng ta cũng không nên vì lòng thương con mà trở nên thiếu khách quan, có những ứng xử thiên lệch, bao che cho con mình, vì điều đó tuy giúp cho các em có những kết quả nhất thời nhưng sẽ để lại những hậu quả tai hại về sau trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Khi hai trẻ cùng gây gổ, thì chúng ta nên tách các em ra và phê bình hành vi của các em như “ôi, giàng nhau đồ chơi là không tốt đâu, mẹ không thích chút nào” chứ không phê bình bản thân đứa trẻ : Con tệ quá, sao lại giành đồ chơi của bạn như thế ?” hay có phản ứng tệ hơn : ” Thôi, đừng thèm chơi với bạn đó nữa, về nhà mẹ cho đồ chơi đẹp hơn”.