TRƯỜNG MẦM NON DÂN HOÀ TÍCH CỰC TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Thứ bảy - 18/05/2024 07:15
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 12 đến ngày 19-4, thành phố ghi nhận 6 ổ dịch tay chân miệng tại Thanh Oai (3), Ba Vì (1), Phúc Thọ (1) và Hoàng Mai (1).Các ca mắc tay chân miệng phân bổ tại 26 quận, huyện, thị xã. Một số đơn vị có nhiều ca mắc trong tuần như Ba Vì (20 ca); Sóc Sơn, Thanh Oai (17 ca); Hà Đông (15 ca); Mê Linh, Hoàng Mai (14 ca); Chương Mỹ, Thanh Trì (12 ca).Như vậy, cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 16 ổ dịch với 770 ca mắc, tăng 85% so với cùng kỳ năm 2023.
Tiếp tục thực hiện Công văn số 1006/UBND-YT ngày 25/4/2024 của UBND huyện Thanh Oai về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống tay chân miệng. Chiều ngày 17/05/2024 đồng chí Lê Huyền Lan - Phó hiệu trưởng, đã kết hợp với đồng chí Trần Thị Huệ - Y tế nhà trường chỉ đạo toàn bộ GV - NV trường trường Mầm non Dân Hoà đã tiến hành khử khuẩn tổng vệ môi trường trong và ngoài lớp học để lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, tường nhà.bằng hóa chất có Clo hoạt tính (Cloramin B, nước Javen …)
Việc tổng vệ sinh giúp ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra đặc biệt là dịch bệnh tay chân miệng, đảm bảo môi trường sáng- xanh- sạch- đẹp và tạo cho trẻ có một môi trường lý tưởng để học tập và vui chơi cho trẻ và sự yên tâm của phụ huynh khi gửi bé đến trường. Qua đó cũng góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên về việc bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh. Dưới đây là 1 số hình ảnh tổng vệ sinh phòng chống bệnh tay chân miệng của các cô trường Mầm non Dân Hoà
Ngoài ra còn thực hiện các biện pháp khác như:
Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Phối hợp với y tế địa phương triển khai tập huấn đầy đủ cho giáo viên, người lao động của nhà trường về kiến thức và các biện pháp phòng, chống Tay chân miệng.
Khi phát hiện có ca bệnh/ Ổ dịch tay chân miệng
Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi phát bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các mụn bóng nước.
Sử dụng hóa chất có Clo hoạt tính (Cloramin B, nước Javen …) để lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, tường nhà.
Đảm bảo có đủ xà phòng rửa tay tại từng lớp học. Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay thường xuyên, trước khi ăn, sau khi dùng nhà vệ sinh …
Thông báo ngay với Trạm Y tế khi tiếp tục phát hiện ca bệnh trong cơ sở giáo dục.