Đầu tiên, người cấp dưỡng mầm non phải nắm được chế độ dinh dưỡng trong trường mầm non. Họ cần cần chắc chắn rằng các bé cần những chất gì, liều lượng ra sao, khẩu phần thế nào,… để tính toán lượng dinh dưỡng phù hợp và phân bố chúng một cách khoa học vào các bữa ăn.
Điều này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển và sức khỏe của bé. Do đó, bất cứ nhân viên cấp dưỡng nào cũng phải nắm rõ.
Nhiệm vụ của cấp dưỡng mầm non tiếp theo là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Nó có tác động rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển đề kháng của bé. Do đó, những người cấp dưỡng mầm non cần đặc biệt chú trọng vào vấn đề này.
Nếu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thể trạng và hệ tiêu hóa yếu ớt của bé sẽ khó lòng chống lại các tác động của vi khuẩn gây hại và bị bệnh chỉ là vấn đề sớm muộn mà thôi.
Những thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn của bé phải tươi sống, được giám định kỹ càng, đảm bảo chất lượng và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ bởi cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, khâu chế biến, dụng cụ chế biến, phục vụ bữa ăn đều phải tuân thủ chặt chẽ quy định an toàn.
Ngoài ra, một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng lại không ngon miệng và không gợi được hứng thú ăn uống của trẻ thì cũng vô nghĩa. Do đó, những người cấp dưỡng mầm non phải có tay nghề nấu ăn từ khá trở lên và hiểu được khẩu vị của các bé.
Một điều quan trọng nữa chính là cách khiến bữa ăn của bé trở nên thú vị. Điều này đòi hỏi người cấp dưỡng phải có kỹ thuật trưng bày, trang trí và cắt tỉa thực phẩm tốt.
Nhiệm vụ cuối cùng của người cấp dưỡng mầm non chính là quản lý bếp ăn. Sau mỗi ngày làm việc, bếp ăn phải được đưa về nguyên trạng ban đầu: khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ tuyệt đối. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, dụng cụ nấu ăn và thực phẩm có trong phòng bếp cũng phải được quản lý và kiểm kê thường xuyên để đảm bảo không có sự thiệt hại đáng kể.
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Giang
Nguồn tin: Nguyễn Thị Bích Giang
Ý kiến bạn đọc
Trường Mầm non Dân Hoà
Nguyễn Bích Giang