BÀI TUYÊN TRUYỀN CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM A

Thứ tư - 17/01/2024 08:43
cúm
cúm
 
Bệnh Viện Sản Nhi Quảng Ninh - Vậy cúm A có nguy hiểm không❓ ----------------------------------- 💢 Hiện nay, tình hình bệnh cúm A ở trẻ đang có nhiều diễn biến phức tạp.
Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus Cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp; qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, phân gia cầm, sản phẩm từ gia cầm, vật dụng, môi trường bị nhiễm mầm bệnh; qua ăn thịt, sản phẩm gia cầm chưa được nấu chín. Hầu hết những người nhiễm bệnh có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến điều trị thuốc. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhập viện và tử vong vì nhiễm virus này.
Việt Nam trong những tháng gần đây trên địa bàn TP Hà Nội ghi nhận bệnh nhân Cúm A tăng cao bất thường. với 2.605 trường hợp mắc cúm A, ghi nhận chủ yếu ở nhóm đối tượng trẻ dưới 5 tuổi, tiếp đó là nhóm tuổi 18-49 tuổi. Đáng lưu ý có nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, suy hô hấp, tổn thương phổi phải điều trị dài ngày, thậm chí bị bội nhiễm phải lọc máu, thở máy.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh cúm A
Nhìn chung bệnh có biểu hiện sốt cao đột ngột (trên 38oC), ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Đôi khi rất khó để có thể phân biệt được giữa cúm và cảm lạnh thông thường nếu chỉ dựa vào triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, nhìn chung thì cúm có thời gian khởi phát bệnh ngắn hơn, các triệu chứng sẽ nặng hơn và có thể kèm theo sốt và đau cơ. Còn đối với cảm lạnh thông thường, các triệu chứng thường xuất hiện từ từ và thường chỉ ảnh hưởng đến mũi, họng, xoang và phần ngực trên.Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để tránh nguy cơ xâm nhập và lây lan của vi rút cúm mọi người dân cần:
- Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm;
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân;
- Hạn chế tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp, khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế
- Người mắc bệnh cúm cần đeo khẩu trang và tránh đến chỗ đông người.
- Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh bằng cách sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt, cũng như kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng của cơ thể..
- Làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt, dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chất tẩy rửa thông thường.
- Nên sử dụng thực phẩm gia cầm rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm gia cầm cần được nấu chín kỹ, chỉ mua gia cầm và sản phẩm gia cầm rõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch không bị bệnh, không ăn các loại gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.
- Đối với các hộ chăn nuôi gia cầm, cần thực hiện các biện pháp an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi, mua con giống. Thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi, tiêm phòng đầy đủ vắc xin cúm gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn...
Hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu phòng chống cúm A(H5N1), (H7N9), chính vì vậy, khi có triệu chứng ho, sốt, đau đầu, mệt mỏi… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời./.
 

Tác giả: Trần Thị Huệ - Y tế học đường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay414
  • Tháng hiện tại13,831
  • Tổng lượt truy cập148,066
Liên hệ với chúng tôi

Trường Mầm non Dân Hoà


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây